Giá lúa gạo hôm nay (17/6) ổn định. Trong những ngày cuối tháng 5, hàng trăm héc-ta lúa, màu của nông dân ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bị thiệt hại do ảnh hưởng của những đợt mưa sớm kéo dài, gây ngập úng.
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (17/6) không ghi nhận biến động mới.
Trong đó, lúa IR 50404 tiếp tục được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.200 – 6.400 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 trong khoảng 6.300 – 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 có giá trong khoảng 6.600 – 6.800 đồng/kg. Giá lúa OM ở mức 6.800 đồng/kg. Giá lúa Đài thơm 8 trong khoảng 6.800 – 7.000 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 – 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá là 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Cùng thời điểm khảo sát, giá nếp chững lại. Theo đó, nếp AG (khô) có giá trong khoảng 7.200 – 7.600 đồng/kg. Giá nếp Long An (khô) vào khoảng 7.900 – 8.100 đồng/kg. Nếp AG (tươi) có giá là 6.200 đồng/kg. Giá nếp ruột trong khoảng 14.000 – 16.000 đồng/kg.
Giá lúaĐVTGiá mua của thương lái (đồng)Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước- Nếp AG (tươi)kg6.200- Nếp AG (khô)kg7.200 – 7.600- Nếp Long An (khô)kg7.900 – 8.100- Lúa IR 50404kg6.200 – 6.400- Lúa Đài thơm 8kg6.800 – 7.000- Lúa OM 5451kg6.300 – 6.500- Lúa OM 18kg6.700 – 6.800- Nàng Hoa 9kg6.600 – 6.800- Lúa Nhậtkg7.800 – 8.000- Lúa IR 50404 (khô)kg- Lúa Nàng Nhen (khô)kg13.000-Giá gạoGiá bán tại chợ
(đồng)Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước- Nếp ruộtkg14.000 – 16.000- Gạo thườngkg11.500 – 12.500- Gạo Nàng Nhenkg22.000- Gạo thơm thái hạt dàikg18.000 – 19.000- Gạo thơm Jasminekg15.000 – 16.000- Gạo Hương Làikg19.000- Gạo trắng thông dụngkg14.500- Gạo Nàng Hoakg18.500- Gạo Sóc thườngkg14.000 – 15.000- Gạo Sóc Tháikg18.000- Gạo thơm Đài Loankg20.000- Gạo Nhậtkg22.000- Cámkg8.000 – 8.500-Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh tăng 20 – 100 đồng/kg, trong khi gạo thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu dao động quanh 9.700 – 9.770 đồng/kg; gạo thành phẩm trong khoảng 11.000 – 11.050 đồng/kg.
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo không ghi nhận biến động mới. Theo đó, giá gạo thường trong khoảng 11.500 – 12.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường có giá trong khoảng 14.000 – 15.000 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng là 14.500 đồng/kg. Gạo thơm Jasmine có giá trong khoảng 14.000 – 16.000 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái trong khoảng là 18.000 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán ở mức 18.500 đồng/kg. Gạo thơm thái hạt dài có giá trong khoảng 18.000 – 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Giá cám trong khoảng 8.000 – 8.500 đồng/kg.
Ảnh minh họa: Anh Thư
Trà Vinh: Thiệt hại sản xuất nông nghiệp trước tác động từ biến đổi khí hậu
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu dao động 9.700 – 9.770 đồng/kg; gạo thành phẩm trong khoảng 11.000 – 11.050 đồng/kg.
Đồng chí Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết: “Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6, đã gây ngập úng cục bộ tại một số diện tích sản xuất nông nghiệp của địa phương, làm thiệt hại trên 360ha lúa, hoa màu của nông dân (trong này, có 277ha lúa Hè Thu, chủ yếu ở giai đoạn mạ và 84,8ha màu) mức độ thiệt hại từ 50 – 100%”.
Qua ghi nhận của chúng tôi tại xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải là địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất, với 221ha bị thiệt hại từ 50% đến 100%, theo báo Trà Vinh.
Nông dân Nguyễn Trung Thành, ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải cho biết: Liên tiếp trong 6 – 7 ngày (từ ngày 27/5 đến ngày 2/6) khu vực ở đây chịu ảnh hưởng của nhiều cơn mưa lớn, làm ngập các diện tích ruộng lúa của nông dân mới xuống giống (Hè Thu) được gieo sạ khoảng một tuần.
Do lúa mới sạ nên bị thiệt hại 100%, gia đình có 0,6ha lúa và đến ngày 9/6 mới cho máy bơm rút hết nước để làm lại mặt ruộng và sạ lại; vừa rồi thiệt hại gần 2 triệu đồng (120kg lúa giống + chi phí làm lại đất, diệt ốc bươu vàng…).
Vì sao giá gạo Việt Nam tăng chậm, còn nông dân đạt lợi nhuận thấp?
Hiện nay, không chỉ có giá thực phẩm mà ngay cả thị trường giá lúa gạo ở Việt Nam cũng đang ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy, giá gạo ở thị trường Việt Nam xuất khẩu lại tăng khá chậm, là do:
– Cơn sốt về giá lương thực, thực phẩm đang tăng cao nhưng xuất khẩu và giá gạo trong nước vẫn trầm lắng.
– Giá gạo tăng cũng do nhu cầu của các nhà xuất khẩu tăng mạnh.
– Do các doanh nghiệp ở Trung Quốc án binh kéo dài bất thường làm thị trường trong nước giảm nhiệt.
– Bên cạnh đó, các yếu tố như dịch bệnh COVID-19, chính sách zero covid của Trung Quốc đã khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn.
Lý do giá gạo cao, nhưng nông dân đạt lợi nhuận thấp:
Việc giá lúa gạo tăng và duy trì ở mức cao, nhưng nông dân vẫn đạt lợi nhuận thấp.
Theo khảo sát cho thấy, giá lúa gạo của các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng nhưng chi phí sản xuất tăng rất cao do giá vật tư đầu vào tăng chóng mặt.
Mặc dù, thời tiết thuận lợi giúp năng suất ở nhiều khu vực đạt khác cao, thế nhưng giá phân bón tăng rất cao khiến nông dân không có lãi nhiều.
Theo thống kê cho thấy, giá các loại phân bón đã tăng gấp 3 lần, trong đó giá phân urê đã lên tới 20.000 đồng/kg, phân đạm 1,05 triệu đồng/bao, phân Kali đạt 1,1 triệu đồng/bao,…
Trong khi giá phân bón cao cũng khiến giá thành sản xuất lúa tăng mạnh, và giá lương thực cũng tăng do ảnh hưởng của lạm phát, nhưng giá gạo không tăng đang gây thiệt hại thòi cho người nông dân trồng lúa.
Nói tóm lại, giá phân bón càng tăng cao thì lợi nhuận thu về càng thấp nên nông dân chẳng lời lãi là bao.
Thông tin giá lúa gạo được cập nhật hàng ngày tại chuyện mục Hàng Hóa trên trang Việt Nam Biz. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin về giá cả thị trường của các mặt hàng khác như giá heo hơi, giá thịt heo, giá vàng, giá xăng, giá hạt tiêu,…