Bài tập và bài giải Chương 5 : Tài khoản và ghi sổ kép.
Bài 1: Một doanh nghiệp hạch toán theo PP kê khai thường xuyên có số liệu như sau:
Tồn kho đầu kỳ: (Đơn vị: 1000đ)
Giá hạch toán | Giá thực tế | |
Nguyên vật liệu chính: | 20.000 | 21.000 |
Công cụ dụng cụ | 14.000 | 13.000 |
Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Thu mua nguyên vật liệu chính, chưa trả tiền cho người bán. Số tiền phải trả ghi trên hoá đơn: 55.000, trong đó thuế GTGT 5.000, NVL đã nhập kho theo giá hạch toán 53.000
2. Chi phí thu mua, vận chuyển số nguyên vật liệu trên về kho: 4.620 gồm cả thuế 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Mua công cụ dụng cụ đã nhập kho theo giá hạch toán: 25.000. chi phí thực tế như sau:
· Giá hoá đơn chưa thanh toán 24.200 (cả thuế GTGT 10%)
· Chi phí vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền mặt 2.500
4. Xuất nguyên vật liệu chính dung cho sản xuất theo giá hạch toán cho phân xưởng SX chính số 1: 30.000, PX2: 25.000
5. Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ một lần thưo giá hạch toán cho PX SX 1: 7.000, PX SX số 2: 5.000, cho QLDN: 2.000
6. Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 4 lần theo giá hạch toán cho PXSX số 2: 8.000
Yêu cầu:
– Lập bảng tính gái trị thực tế
– Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
Bài giải
YC 1: Có bảng sau:
Giá chưa thuế = Giá có thuế / (1 +%VAT/100)
Giá TT VLC = 55.000/1,1 + 4.620 / 1.1 = 54.000
Giá TT CCDC = 24.200/1.1+2.500 = 24.500
Sử dụng Công thức hệ số giá hạch toán:
Chỉ tiêu | Vật liệu chính | Công cụ dụng cụ | ||
Giá HT | Giá TT | Giá HT | Giá TT | |
1- Tồn đầu kỳ | 20.000 | 21.000 | 14.000 | 13.000 |
2- Nhập trong kỳ | 53.000 | 54.000 | 25.000 | 24.500 |
3- Cộng tồn và nhập | 73.000 | 75.000 | 39.000 | 37.500 |
4- Hệ số giá | 1.03 | 0.96 | ||
5- Xuất dùng trong kỳ | 55.000 | 56.650 | 22.000 | 21.200 |
6- Tồn kho cuối kỳ | 18.000 | 18.550 | 17.000 | 16.300 |
YC2: Định khoản:
NV1): Thu mua NVLC
Giá mua chưa thuế = Giá mua có thuê / (100 + % VAT) *100
= 55.000 / (100+100) *100 = 50.000
Nợ 152- tăng NVLC : 50.000
Nợ 133 – Thuế GTGT : 5.000
Có: 331-Phải trả người bán : 55.000
Nv2) Chi phí thu mua: hạch toán vào nguyên giá VLC:
Nợ 152- CP thu mua: 4.200
Nợ 133- Thuế 420.
Có 111- Trả bằng tiền mặt (Quỹ giảm): 4.620
NV3) Mua CCDC nhập kho: Tính theo chi phí thực tế
Nợ 153- Giá mua CCDC : 22.000
Nợ 153:CP thu mua : 2.500
Nợ 133: Thuế VAT : 2.200
Có 331: Giá mua chưa thanh toán : 24.200
Có 111: trả tiền CPP thu mua : 2.500
NV4) Xuất NVLC dung cho HĐ tại PX SX chính, TK 152 giảm, CP SX chung tăng lên (621 Nguyên vật liệu trực tiếp – Chi tiết cho từng PX) theo giá thực tế quy đổi trong bảng trên
Nợ 621 – PX1 : 30.900
Nợ 621 – PX2 : 25.750
Có 152 – NVLC chính: 56.650
NV5) Xuất CCDC phân bổ một lần nên chỉ phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng:
Phải ghi theo giá thực tế được quy đổi
Nợ 627- (CP SX Chung) –PX1: 6.860
Nợ 627 – PX2: 4.900
Nợ 642 (CP quản lý DN) 1.960
Có 153: 13.720
NV6) Xuất CCDC: Loại phân bổ 4 lần phải ghi các bút toán phân biệt
Tính theo giá thực tế. (Đã tính trong bảng)
BT1. Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dung:
Nợ 142- CP trả trước: 7.840
Có 153: Xuất CCDC: 7.840
BT2. Phản ánh gía trị một lần xuất dung:
Nợ 627 – PX2: 1.960 (=7.840/4)
Có 142: 1.960
Phản ánh vào sơ đồ TK (TK 153)
TK 153 | |
Dư ĐK: 13.720 | |
PS: | |
3a) 22.000 | 11.760 (5 – 627) |
3b) 2.500 | 1.960 (6b –642) |
7.840 (6a – 142) | |
Tổng PS: 24.500 | 21.560 |
Dư CK: 16.600 |
Bài 2: Tài sản cố định là nguồn lực kinh tế ban đầu có giá trị lớn hơn 10 triệu và thời gian sử dụng lâu dài
( trên một năm) Có các loại sau: TSCĐ Hữu hình, TCSĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính
Dạng Bài tập kế toán tài sản cố định như sau: Có số liệu của một công ty như sau: (Đvị tính: 1000đ)
I. Các số dư đầu kỳ:
– TK 211: 3.500.000
– TK 213: 250.000;
– TK 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, TK 2143: 50.000)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Mua một thiết bị SX theo tổng giá thanh toán (cả thuế VAT 5%) là 420.000> chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí lq đã chi bằng tiền gửi NH, Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ đầu tư và phát triển.
2. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng một thiết bị SX theo giá thoả thuận là 105.000 (thuế 5%), Được biết tổng số vốn góp lúc đầu là 120.000
3. Nhượng bán một ôtô tải cho công ty X theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 210.000. Được biết nguyên giá ôtô 285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000
4. Thanh lý một thiết bị SX, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn luỹ kế 200.000, Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (Cả thuế GTGT 5%) là 16.800. chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000)
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
Bài giải:
NV1: Mua tài sản cố định
Giá chưa thuế 420.000/1.05= 400.000
Thuế: 20.000
ĐK
1a. Ghi tăng tài sản cố định, ghi giảm tiền gửi ngân hàng số tiền dung để mua TSCĐ
Nợ 211- TSCĐ: 400.000
Nợ 133 (1332) Thuế: 20.000
Có 112(TGNH giảm): 420.000
1b. Phản ánh chi phí chạy thử trả bằng TGNH
Nợ 211 (2113): 4.000
Có 112: 4.000
1c. Thiết bị được đầu tư bằng quỹ Đtư phát triển: ghi giảm quỹ ĐTPT, tăng Nguồn vốn KD:
Nợ 414: Quỹ ĐTPT giảm
Có 411: tăng NVKD
NV2. Thu hồi vốn góp bằng TSCĐ, Ghi tăng TSCĐ
Nợ 211: Giá trị TSCĐ thu hồi: 100.000
Nợ 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ: 5.000
Nợ 138: Khoản phải thu khác – Phần chênh lệch vốn góp ban đầu: 15.000
Có 222 – giảm vốn góp liên doanh với đối tác: 120.000
NV3. Nhượng bán TSCĐ
BT1. 3a, Phản ánh giá trị TSCĐ:
Nợ 214: (Giá trị hao mòn muỹ kế): 85.000
Nợ 811: Chi phí nhượng bán: 200.000
Có: nguyên giá TSCĐ đem đi thanh lý 285.000
Bt2. 3b, Phản ánh giá thanh toán
Giá thanh toán chưa thuế = 210.000/ (1+0.05) = 200.000
Nợ 131 (Phải thu của công ty X): 210.000
Có 711: Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000
Có 3331: Thuế phải nộp: 10.000
NV4. Thanh lý tài sản cố định, thu lại phế liệu và chi phí tiền mặt cho thanh lý
4a. Phản ánh giá trị của TSCĐ đem đi thanh lý:
Nợ 214: Giảm giá trị hao mòn luỹ kế: 200.000
Nợ 811: Chi phí thanh lý: 50.000
Có 211: Nguyên giá TSCĐ: 250.000
4b. Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi:
Nợ 111: 16.800
Có 711: ghi tăng TN khác từ phế liệu: 16.000
Có 3331: Thuế phải nộp 800
4c. Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt:
Nợ 811: Chi phí thanh lý: 1.000
Có 111:tiền mặt giảm: 1.000
Tại một doanh nghiệp chuyên SXKD SPA, nộp TGTGT theo PP khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên, xuât kho theo PP nhập trước xuất trước.
Trong kỳ có các số liệu được kế toán ghi nhận như sau:
1. Nhập kho 2.000 kg NVL chính đơn giá 800.000đ/kg, TGTGT 10%, chưa thanh toán cho khách hàng.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ lô NVL chính về đến kho của DN là 3.150.000đ, gồm 5% thuế GTGT, DN thanh toán hộ cho người bán bằng tiền mặt. Một tuần sau, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán cho khách hàng sau khi trừ đi khoản thanh toán hộ tiền vận chuyển và bốc dỡ.
2. Nhập kho 2.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 39.000 đ/kg, TGTGT 10%, thanh toán cho người bán bằng
tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 2.100.000đ, trong đó gồm 5% TGTGT, doanh nghiệp thanh toán
bằng tiền mặt.
3. Xuất kho 1.000kg NVL chính dùng trực tiếp sản xuất SP A
4. Xuất kho 2.000kg VL phụ, trong đó, dùng trực tiếp sản xuất SP A là 1.500kg, bộ phận quản lý phân
xưởng là 500 kg
5. Xuất kho CCDC loại phân bổ 2 lần dùng cho phân xưởng trị giá 20.000.000đ
6. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất là 300.000.000 đ, bộ phận quản lý phân xưởng là 100.000.000đ, bộ phận bán hàng là 50.000.000đ, và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 100.000.000đ
7. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí 19%, trừ lương công nhân 6%
8. Khấu hao TSCĐ trong kỳ 250.000.000đ, tính cho bộ phận sản xuất là 180.000.000, bộ phận bán hàng
là 30.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 40.000.000đ
9. Điện nước điện thoại phải trả theo hóa đơn là 44.000.000 đ, trong đó TGTGT 10%, sử dụng cho bộ
phận sản xuất là 20.000.000đ, bộ phận bán hàng là 10.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000đ
10. Trong kỳ SX hoàn thành 4.000 SP A nhập kho. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 40.000.000đ, số
lượng SP dở dang cuối kỳ là 200 SP . Biết rằng DN đánh giá SPDD theo phương pháp NVL chính
BÀI GIẢI
I. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1.a Nợ TK 1521 : 2.000*800.000 = 1.600.000.000
Nợ TK 1331 : 160.000.000
Có TK 331 : 1.760.000.000
b. Nợ TK 331 : 3.150.000
Có TK 111 : 3.150.000
c. Nợ TK 331 : 1.756.850.000
Có TK 112 : 1.760.000.000 – 3.150.000 = 1.756.850.000
2.a Nợ TK 1522 : 2.000*39.000 = 78.000.000
Nợ TK 1331 : 7.800.000
Có TK 112 : 85.800.000
b. Nợ TK 1522 : 2.000.000
Nợ TK 1331 : 100.000
Có TK 111 : 2.100.000
3. Giá NVL xuất kho = 1.000.000*800.000 = 800.000.000
Nợ TK 621 : 800.000.000
Có TK 1521 : 800.000.000
4. Giá NVL phụ nhập kho 78.000.000 + 2.000.000 = 80.000.000
Nợ TK 621 : (80.000.000/2.000) *1.500 = 60.000.000
Nợ TK 627 : 80.000.000 – 60.000.000 = 20.000.000
Có TK 1522 : 80.000.000
5a. Nợ TK 142 : 20.000.000
Có TK 153 : 20.000.000
b. Nợ TK 627 : 10.000.000
Có TK 142 : 10.000.000
6. Nợ TK 622 : 300.000.000
Nợ TK 627 : 100.000.000
Nợ TK 641 : 50.000.000
Nợ TK 642 : 100.000.000
Có TK 334: 550.000.000
7. Nợ TK 622 : 300.000.000 *19% = 57.000.000
Nợ TK 627 : 100.000.000 *19% = 19.000.000
Nợ TK 641 : 50.000.000 *19% = 9.500.000
Nợ TK 642 : 100.000.000 *19% = 19.000.000
Nợ TK 334 : 550.000.000 *6% = 33.000.000
Có TK 338 : 137.500.000
8. Nợ TK 627 : 180.000.000
Nợ TK 641 : 30.000.000
Nợ TK 642 : 40.000.000
Có TK 214 : 250.000.000
9. Nợ TK 627 : 20.000.000
Nợ TK 641: 10.000.000
Nợ TK 641 : 10.000.000
Nợ TK 131: 4.000.000
Có TK 331 : 44.000.000
10 Kết chuyển CP tính giá thành SP
a. Kết chuyển CPNVL phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154 : 860.000.000
Có TK 621 : 860.000.000
b. Kết chuyển CPNCTT phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154 : 357.000.000
Có TK 622 : 357.000.000
c. Kết chuyển CPSXC phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154 : 349.000.000
Có TK 627 :
20.000.000 + 10.000.000 + 100.000.000 + 19.000.000 + 180.000.000 + 20.000.000 = 349.000.000
Đánh giá SPDD cuối kỳ = (40.000.000 + 800.000.000) /(4.000 + 200) *200 = 40.000.000
Tổng giá thành SP nhập kho:
= 40.000.000 + (860.000.000 + 357.000.000 + 349.000.000) – 40.000.000 = 1.566.000.000
Giá thành đơn vị SP = 1.566.000.000/4.000 = 391.500đ/sp
d. Nhập kho TP A cuối kỳ Nợ TK 155 : 1.566.000.000
Có TK 154 : 1.566.000.000
Bài 4: Một doanh nghiệp A có số dư đầu TK 4211: 200 Triệu.
Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. DN XĐ thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch trong năm là 40 triệu và đã nộp bằng chuyển khoản
2. DN tạm trích quỹ đầu tư phát triển 20 triệu
3. Báo cáo tài chính năm trước của DN A được duyệt. lãi trước thuế năm đó 800 triệu, trong đó phân phối như sau:
· Nộp thuế: 32%
· Tiền thuế sử dụng vốn của NS: 40 triệu
· Số tiền còn lại trích lập các quỹ:
· Quỹ dự phòng tài chính: 48 Triệu
· Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 24 Triệu
· Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 12 triệu
· Quỹ đầu tư phát triển: Số thu nhập còn lại được phân phối
Biết rằng số lãi đã tạm nộp phân phối trong năm trước như sau:
· Nộp thuế TNDN: 240 triệu
· Trích Quỹ ĐTư PT: 160 triệu
· Trích quỹ khen thưởng phúc lợ: 100 triệu
· Trích quỹ dự phòng tài chính: 100 triệu
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào các TK các nghiệp vụ phân phối TNhập
Bài giải:
YC1: Tạm nộp trứơc thuế TNDN bằng chuyển khoản: thuế TN DN còn phải nộp giảm, tiền gửi NH giảm, Lơi nhuận năm nay được phân bổ trước.
Nợ 421 (4212) Ghi giảm lợi nhuận năm nay: 40.000.000
Có 333 (3334): thuế TNDN phải nộp ngân sách
YC2: Tạm trích quỹ đầu tư phát triển: Tăng quỹ Đtư PT, giảm LN năm nay.
Nợ 4212: 20.000.000
Có 412: 20.000.000
YC3: Tính ra các khoản phải nộp và phân bổ các quỹ từ lợi nhuận năm trước:
Thuế TNDN phải nộp: 32% * 800.000.000 = 256.000.000
Quỹ Đầu tư Phát triển: 800-256- 40- 48-24-12 = 420.000.000
ĐK như sau:
+ Nộp thuế TNDN bổ xung: 256- 240 = 16
Nợ 4211: 16.000.000
Có 3334: 16.000.000
+ Quỹ dự phòng tài chính: tạm nộp thừa ->trích lại
Nợ 415: 52.000.000
Có 4211: 52.000.000
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi:
Nợ 431: 88.000.000
Có 4211: 88.000.000
+ Quỹ trợ cấp mất việc làm: 416:
Nợ 4211: 24.000.000
Có 416: 24.000.000
+ Tiền thuế sử dụng vốn ngân sách:
Nợ 4211: 40.000.000
Có 3335: Thu trên vốn: 40.000.000
+ Quỹ Đầu tư phát triển:
Nợ 4211: 260.000.000
Có 431: 260.000.000
Bài 5: Trong tháng 12, công ty M tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp như sau:
1. Lương phải trả cho nhân viên bán hàng và bốc xếp, đóng gói là 10.000.000đ, nhân viên quản lý 8.000.000đ, trích BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ.
2. Xuất kho một số công cụ dùng phục vụ bán hàng 2.000.000đ, phân bổ trong 4 tháng.
3. Xuất kho vật liệu phụ cho bán hàng 200.000đ, cho quản lý 300.000đ, vật liệu sử dụng hết trong tháng.
4. Rút TGNH trả tiền thuế môn bài cho công ty 1.200.000đ, kế toán phân bổ 12 tháng.
5. Chi tiền mặt trả phí vận chuyển bán hàng 3.000.000đ.
6. Chi tiền mặt nộp thuế cầu đường cho các phương tiện vân chuyển công ty 400.000đ
7. Chi tiền mặt trả tiền cho chuyên viên kế toán tổ chức và tập huấn cho nhân viên phòng kế toán công ty 1.300.000đ.
8. Phải trả tiền chi phí quảng cáo hàng hóa 60.000.000đ và thuế giá trị gia tăng khấu trừ 6.000.000đ, phân bổ 6 tháng.
9. Nhận hóa đơn tiếp khách của công ty giá chưa thuế 900.000đ, thuế GTGT 150.000đ, chưa trả tiền.
10. Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 1.400.000đ, bộ phận quản lý 1.600.000đ.
11. Phải trả tiền điện, nước, điện thoại theo hóa đơn tháng này là 2.000.000đ và thuế giá trị gia tăng khấu trừ tính 10%.
– Dùng cho kho hàng hóa: 1.200.000đ
– Dùng cho bán hàng: 800.000đ
12. Lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm 1.000.000đ.
13. Lập dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm 700.000đ.
Yêu cầu:
1. Ghi nhận các bút toán phát sinh trên.
2. Tính và lập bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động vào cuối kỳ.
3. Căn cứ số liệu của BT 7.2 và BT 7.3 trình bày trên sơ đồ tài khoản chữ T để xác định kết qủa kinh doanh (cho biết công ty đang trong giai đoạn miễn thuế TNDN).
Bài giải
1.
Nợ TK 641: 10.000.000
Nợ TK 642: 8.000.000
Có TK 334: 18.000.000
Nợ TK 641: 1.900.000 = 10.000.000 x 19%
Nợ TK 642: 1.520.000 = 8.000.000 x 19%
Nợ TK 334: 1.080.000 = 18.000.000 x 6%
Có TK 338: 4.500.000
2.
Nợ TK 142: 2.000.000
Có TK 153: 2.000.000
Nợ TK 641: 500.000
Có TK 142: 500.000
3.
Nợ TK 641: 200.000
Nợ TK 642: 300.000
Có TK 152: 500.000
4.
Nợ TK 142: 1.200.000
Có TK 3338: 1.200.000
Nợ TK 642: 100.000
Có TK 142: 100.000
5.
Nợ TK 642: 3.000.000
Có TK 111: 3.000.000
6.
Nợ TK 642: 400.000
Có TK 3339: 400.000
Nợ TK 3339: 400.000
Có TK 111: 400.000
7.
Nợ TK 642: 1.300.000
Có TK 111: 1.300.000
8.
Nợ TK 142: 60.000.000
Nợ TK 133: 6.000.000
Có TK 331: 66.000.000
Nợ TK 641: 10.000.000
Có TK 142: 10.000.000
9.
Nợ TK 642: 900.000
Nợ TK 133: 150.000
Có TK 331: 1.050.000
10.
Nợ TK 641: 1.400.000
Nợ TK 642: 1.600.000
Có TK 214: 3.000.000
11.
Nợ TK 641: 800.000
Nợ TK 642: 1.200.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 331: 2.200.000
12.
Nợ TK 641: 1.000.000
Có TK 532: 1.000.000
13.
Nợ TK 642: 700.000
Có TK 351: 700.000
Kết chuyển toàn bộ chi phí họat động vào cuối kỳ:
Nợ TK 911: 44.820.000
Có TK 641: 25.800.000
Có TK 642: 19.020.000
** Các bạn xem thêm: Bài tập và bài giải Chương 4 : Tổng hợp và cân đối kế toán